Nhãn lồng Hưng Yên đã được cấp chỉ dẫn địa lý “Nhãn lồng Hưng Yên” năm 2017

Tỉnh Hưng Yên có khoảng 3.300 ha nhãn được trồng tập trung ở thành phố Hưng Yên, huyện Khoái Châu, huyện Kim Động, huyện Tiên Lữ, cho sản lượng hằng năm khoảng 40 nghìn tấn. Hiện nay, tỉnh Hưng Yên có 155 ha nhãn trồng theo tiêu chuẩn VietGap, hai vùng nhãn ở xã Hồng Nam, thành phố Hưng Yên và xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu được cấp mã số xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Năm 2017, sản lượng nhãn lồng Hưng Yên đạt khoảng 32.000 tấn ước đạt 900 tỷ đồng, đến thời điểm hiện tại sản lượng đã thu hoạch khoảng 30 – 35 % sản lượng.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.000 ha diện tích trồng nhãn quy mô tập trung, chủ yếu tại các huyện Khoái Châu, Kim Động, Tiên Lữ và thành phố Hưng Yên. Trong đó, huyện Khoái Châu và thành phố Hưng Yên dẫn đầu về diện tích trồng nhãn. Huyện Khoái Châu có diện tích trồng nhãn là 1.561ha, diện tích trồng tập trung khoảng 900ha, với sản lượng trung bình hàng năm từ 12-15 ngàn tấn. Thành phố Hưng Yên diện tích trồng nhãn 885ha, diện tích trồng tập trung khoảng 500ha, sản lượng trung bình hàng năm từ 10-12 ngàn tấn.

Ngày 25/08/2017, “Tuần lễ Nhãn lồng Hưng Yên tại Hà Nội năm 2017” đã chính thức khai mạc tại siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội), là chương trình hợp tác giữa Central Group Việt Nam, Big C Việt Nam và Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên nhằm quảng bá trái nhãn lồng Hưng Yên đến người tiêu dùng trên cả nước. Đây là lần đầu tiên Tuần lễ Nhãn lồng Hưng Yên tại Hà Nội được tổ chức, qua đó giới thiệu đến người tiêu dùng Thủ đô và các tỉnh thành lân cận trái nhãn lồng có thương hiệu, đóng gói với đầy đủ thông tin: chứng nhân VietGap, chi dẫn địa lý, in logo với nhãn mác bắt mắt…

Những năm gần đây, do người nông dân tích cực cải tạo vườn tạp, giống nhãn tạp nên tỷ lệ diện tích trồng nhãn có chất lượng ngon (bán làm quà) tăng nhanh chiếm khoảng 90%, nhãn có chất lượng thấp (dùng chế biến long nhãn) chỉ còn 10%.

Thời vụ thu hoạch của nhãn Hưng Yên là từ 15/7 đến 20/9, gốm 3 trà chính: chín sớm cho thu hoạch từ 15 – 30/7 (chiếm khoảng 5% diện tích), chín chính vụ cho thu hoạch từ 5 – 25/8 (chiếm khoảng 55% diện tích), chín muộn cho thu hoạch từ 30/8 – 20/9 (chiếm khoảng 40% diện tích).

Với diện tích và sản lượng lớn, cây nhãn cho giá trị thu nhập từ 900 tỷ đồng. Tại các vùng trồng quy mô tập trung (như xã Hàm Tử, xã Đông Kết thuộc huyện Khoái Châu, xã Hồng Nam – thành phố Hưng Yên), người trồng nhãn có lãi 180-200 triệu đồng/ha/năm. Nhãn là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ nông dân ở đây.

Nhãn lồng Hưng Yên là loại trái cây đặc trưng của tỉnh Hưng Yên, có đặc điểm nổi bật: quả tròn, vỏ quả màu nâu sẫm, với hương vị đặc trưng, mùi thơm, cùi quả dày, ráo nước, cơm nhãn màu trắng trong, giòn, vị ngọt đậm… Nhãn lồng Hưng Yên đã được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00055 theo quyết định 186/QĐ-SHTT (áp dụng cho 4 khu vực thành phố Hưng Yên, huyện Khoái Châu, huyện Kim Động, huyện Tiên Lữ). Đây cũng là cơ sở thuận lợi để nhãn lồng Hưng Yên khẳng định thương hiệu trên thị trường; từ đó nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng cả nước cũng như hướng đến việc xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao hơn.

Sản phẩm Nhãn lồng Hưng Yên đã được cấp chỉ dẫn địa lý “Nhãn lồng Hưng Yên” năm 2017.

 

Du Nhã