“Cuộc cách mạng rau sạch” là cuốn sách ghi lại những trải nghiệm đáng kinh ngạc của chính tác giả Toshimichi Yoshida – người đã thử sống trong thế giới nông nghiệp hữu cơ, đồng thời đó cũng là câu chuyện đi cùng với sự chuyển đổi từ cái nhìn thông thường về tự nhiên của con người hiện đại.
Khi viết cuốn sách này, Toshimichi Yoshida đã đặt ra rất nhiều câu hỏi như:
-Xã hội của chúng ta từ giờ về sau sẽ ra sao?
-Nền kinh tế sẽ thế nào?
-Lương lậu thì sao? Có bị sa thải không?
-Bảo hiểm khi về già thì sao?
-Có loại virus nào mới không?
-Những vụ việc lớn có tiếp tục tăng nữa hay không?
-Vấn đề môi trường thế nào?
-Chiến tranh thì ra sao?
Những câu hỏi đó sẽ được tác giả giải đáp chi tiết với lối văn phong đơn giản, dễ hiểu, nhưng để thẩm thấu được nó, bạn phải thay đổi mọi suy nghĩ, không theo lối mòn tư duy thông thường. Mặt khác nếu như bạn đang có suy nghĩ rằng: “Liệu mình có thể đem lại cho lũ trẻ hy vọng gì vào tương lai hay không?”, “Một người hầu như không có khả năng nào như mình thì có thể làm gì để xã hội tốt đẹp hơn?”… thì cuốn sách này rất đáng để bạn tham khảo.
Thông qua cuốn sách, tác giả Toshimichi Yoshida hi vọng độc giả sẽ vừa đọc một cách hứng thú, vừa lý giải sự thật về Trái đất này từ sâu trong tim. Và khi bạn đọc đến hết sách, nếu bạn nhận ra rằng “Một hành động nhỏ bé để bảo vệ môi trường cũng có thể thay đổi xã hội”, thì đó là niềm vui không tả xiết đối với tác giả!
Trích đoạn sách:
“Viên đạn pháo” – Nhân viên phổ cập kiến thức cải tiến nông nghiệp
Sau khi học xong Thạc sĩ Khoa Nông nghiệp, Đại học Kyushu, tôi làm việc ở tỉnh với chức danh nhân viên phổ cập kiến thức cải tiến nông nghiệp. Nhiệm vụ của tôi là cung cấp những thông tin về phương pháp gieo trồng hoa màu, hay tổ chức hướng dẫn, tư vấn kinh doanh nông nghiệp cho người nông dân. Từ thời tiểu học tôi đã thích trồng rau cho bản thân và gia đình ăn, và tôi đã học theo mẹ tôi để trồng. Cũng vì thế mà tôi chọn theo ngành nông nghiệp khi vào đại học và cũng quyết tâm theo ngành này trong công việc.
Những công việc được tiếp xúc với người nông dân phù hợp với tính cách của tôi, và được làm việc liên quan đến nông nghiệp khiến tôi vừa vui lại vừa thấy có ý nghĩa nữa. Hồi đó biệt danh của tôi là “Viên đạn pháo”, bởi một khi đã rời cơ quan ra đồng là tôi sẽ ở đó cho đến lúc không còn ai nữa mới thôi.
Vấn đề nan giải của thuốc trừ sâu
Tuy nhiên, trong thời gian làm việc, có một sự thật là rất nhiều vấn đề nan giải đã xảy ra. Nếu trồng rau một cách hiệu quả thông qua việc sử dụng thuốc trừ sâu thì tất nhiên sẽ có những lợi nhuận tương ứng. Tuy nhiên, những loại rau trồng bằng cách này là những loại rau như thế nào? Tôi sẽ trình bày rõ hơn ở phần sau, nhưng tóm lại chúng sẽ trở thành những loại rau “rỗng ruột”. Nhưng như vậy thì có ổn không? Tôi bắt đầu tự đặt câu hỏi. Nếu như không dùng thuốc trừ sâu mà vẫn trồng được những loại rau ngon ngọt thì chắc chắn sẽ có nhiều người muốn mua hơn, mà như vậy cũng là thêm một điểm cộng dành cho người nông dân.
Tôi bắt đầu tự bỏ tiền túi để đến thăm các nông trại trồng rau hữu cơ ở khắp nơi trên nước Nhật Bản. Ở đó, người ta không sử dụng thuốc trừ sâu và trồng được rất nhiều loại rau khỏe mạnh. Để được gọi là những loại rau tuyệt vời thì những luống rau đó phải là những luống rau khỏe mạnh, có màu xanh lục xinh đẹp. Và đây chính là những loại rau lý tưởng mà tôi muốn trồng. Thực ra những loại rau khỏe mạnh, có thân cứng chắc là rau không sử dụng thuốc sâu hay phân bón, mà được tạo ra từ dinh dưỡng của đất… Sau khi học được phương pháp này, tôi bắt đầu đề xuất tới những người nông dân ở quê mình.
Tuy nhiên, không phải “hiện thực của nhà nông” nào cũng đều giống nhau: “Nói là không dùng thuốc trừ sâu nữa nhưng nếu có sâu thì biết làm thế nào? Người mang nợ vẫn là chúng tôi. Anh thì là công chức rồi, bản thân được bảo vệ rồi mới nói được thế chứ”. Những lời này của các bác nông dân như mũi dao đâm vào lòng tôi.
Thế này thì chỉ còn cách là tự thử nghiệm thôi. Tôi quyết như vậy. Tôi đã hiểu về đồng ruộng rồi, cũng đã học những kiến thức cơ bản về nghề nông, lại còn đi khắp các trại rau hữu cơ trên toàn quốc nữa. Nếu không phải mình làm thì còn ai làm đây? Con đường sống của tôi không phải làm nông thì là gì. Sau khi suy nghĩ, tôi nghỉ việc nhà nước. Lúc đó tôi đã đi làm được 10 năm.
Mời độc giả tiếp tục đọc tnhững câu chuyện làm nông nghiệp bền vững vô cùng thú vị của tác giả Toshimichi Yoshida qua cuốn sách “Cuộc cách mạng rau sạch” tại link sau: https://nhasachthaiha.vn/products/cuoc-cach-mang-rau-sach
.THB