Hiểu Hết Các Thuật Ngữ Để Chọn Kem Chống Nắng Phù Hợp

Kem chống nắng (KCN) từ lâu đã trở thành vật bất ly thân đối với tất cả các tín đồ chăm sóc da, tuy nhiên phần đa chúng ta vẫn chưa hiểu rõ và hiểu đúng về các thuật ngữ xuất hiện trên các sản phẩm này. Vậy hãy cùng Oriflame tìm hiểu các thuật ngữ dùng trong KCN để chọn được sản phẩm phù hợp với mình nhất nhé!

UV – “tia cực tím

Tia UV – Ultraviolet được hiểu là tia tử ngoại có bước sóng thấp, tần số cao và không nhìn được bằng mắt thường. Chúng tồn tại trong ánh nắng mặt trời với khả năng bức xạ cao khi chiếu xuống bề mặt trái đất. Tia UV trong ánh nắng mặt trời được phân thành 3 loại chính: UVA, UVB và UVC.

Tia UVC là tia có năng lượng lớn nhất, bước sóng nhỏ nhất gây hại cho cơ thể nhiều nhất tuy nhiên do sự hấp thụ của tầng ozone nên gần như toàn bộ tia UVC bị ngăn chặn.

Tia UVB: có bước sóng ngắn từ 315 – 280 nanomet, chiếm 5% lượng tia cực tím xuống trái đất. UVB ảnh hưởng trực tiếp lên lớp biểu bì ngoài cùng của da, gây cháy nắng, khiến da đen sạm, cháy đỏ… thời gian dài có thể sẽ hình thành nên các tế bào ung thư sắc tố da.

Tia UVA: có bước sóng dài từ 340-400 nanomet, chiếm 95% lượng tia cực tím xuống trái đất. UVA sẽ xâm nhập tới tầng hạ bì của da, phá hủy Collagen khiến da nhanh chóng lão hóa, hình thành nếp nhăn và là tác nhân trực tiếp gây ung thư da. Tia UVA là có thể xuyên qua lớp kính dày, do vậy dù ở trong nhà nhưng có tiếp xúc với ánh sáng trời thì bạn vẫn bị ảnh hưởng bình thường.

Với liều lượng vừa phải tia UV kích thích mọi hoạt động của cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, chống còi xương và chữa một số bệnh ngoài da… Tuy nhiên nếu tiếp xúc với tia UV ở cường độ lớn và thường xuyên thì có thể gây ra nhiều tác hại cho cơ thể như:

Lão hóa da, làm thay đổi cấu trúc DNA của tế bào da, nguy cơ gây ung thư da, u hắc tố.

Gây say nắng, đen da, nám da và tàn nhang

Ảnh hưởng tới mắt khi tiếp xúc trực tiếp, nhẹ thì gây giảm thị lực tạm thời sau một thời gian tự hết, nặng hơn gây suy võng mạc, cườm mắt và có thể gây mất thị lực hoàn toàn;

Gây ra ức chế thần kinh, trầm cảm… do hấp thụ quá nhiều tia UV

Các tia cực tím hoạt động mạnh nhất từ khoảng 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Đây cũng là thời gian mà bạn được khuyến cáo là nên hạn chế ra ngoài đường. Nếu có bị bắt buộc phải ra nắng vào khung giờ tử thần này thì tốt nhất là nên trang bị đầy đủ áo – mũ chống nắng, kính râm, kem chống nắng…

SPF “Sun Protection Factor” – Định mức đo lường khả năng chống lại tia UVB

Chúng ta thường cho rằng chỉ số này tương ứng với thời gian bảo vệ trên da, tuy nhiên đây là một quan niệm vô cùng sai lầm. Theo cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), SPF không liên quan trực tiếp đến thời gian tiếp xúc với mặt trời mà là lượng tiếp xúc với mặt trời, do đó chỉ có một cách hiểu duy nhất về chỉ số SPF là theo phần trăm ngăn chặn tia UVB tác động vào da: Khi đặt trong điều kiện hoàn hảo thì kem chống nắng phát huy tác dụng như sau:

SPF 15 chặn được 93,4% tác hại từ tia UVB,

SPF 30 chặn được 96,7% tác hại từ tia UVB,

SPF 50 chặn được 98% tác hại từ tia UVB.

(Tỷ lệ này có thể thay đổi theo điều kiện môi trường, ngoài ra theo khuyến cáo, dù SPF ở mức nào bạn cũng nên thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ, sau khi tiếp xúc trực tiếp với nước hoặc môi trường có độ ẩm cao.)

CHỈ SỐ PA – “Protection Grade Of UVA” – Định mức đo lường khả năng chống lại tia UVA

PA là chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA của KCN do Hiệp Hội Mỹ Phẩm Nhật Bản công bố. PA được quy đổi từ PFA (Protection Factor of UVA, hay còn gọi là UVAPF). PFA được tính dựa trên MPPD (Minimal Persistent pigment darkening dose) – liều lượng UVA tối thiểu để tạo ra rám da trong vòng 2-4h sau khi phơi nắng. Tuy nhiên, hiện tại các sản phẩm KCN đều cung cấp chỉ số lọc tia UVA khá lâu trên da, thông thường khoảng 4 – 8 giờ (PA++), 8 – 12 giờ (PA+++), hoặc hơn 16 giờ đồng hồ (PA++++).

Chỉ số PA được ký hiệu trên KCN bằng các dấu “+” và có 4 mức độ chỉ số PA.

Cách đọc chỉ số PA trên KCN: Thông thường trên bao bì KCN chỉ số PA được thể hiện kèm theo các dấu “+”, được hiểu như sau:

PA+ có khả năng chống tia UVA ở mức từ 40-50%.

PA++ có khả năng chống tia UVA tốt hơn, ở mức từ 60-70%.

PA+++: có khả năng chống tia UVA tốt, tới 90%.

PA++++: Có khả năng chống tia UVA rất tốt, trên 95%.

KCN NovAge Day Shield SPF50 UVA/PA++++ Advanced Skin Protector ngoài khả năng bảo vệ da khỏi tia UV, ô nhiễm môi trường, thì sản phẩm có chứa Vitamin E ngăn ngừa lão hóa và dưỡng ẩm da.

Ngoài ra, đối với một số loại KCN, có thể không thấy ký hiệu chỉ số PA mà thay vào đó là ký hiệu viết tắt như UVA-UVB, UVA/UVB hay UVA1, UVA2. Hoặc là những ký hiệu riêng của một số thương hiệu, quốc gia, tổ chức… Một vài sản phẩm từ Anh quốc, hay các quốc gia châu Âu sẽ không cung cấp chỉ số PA, tuy nhiên bạn nên chú ý thông tin kèm theo tên sản phẩm bao gồm dòng chữ “ Broad spectrum” hoặc “full spectrum” thì đồng nghĩa với việc sản phẩm đã có đầy đủ điều kiện chống nắng, ngăn chặn đồng thời cả tia UVA và tia UVB.

Vậy KCN với chỉ số chống nắng cao có phải là lựa chọn đúng cho da hay không? theo dõi tại bài viết: 5 sai lầm khi sử dụng KCN

ĐỘ QUANG PHỔ RỘNG

Năm 2011, FDA đã đồng ý việc cấp phép cho dán nhãn “Broad Spectrum” trên KCN với những sản phẩm có khả năng chống nắng quang phổ rộng. Đến năm 2013, quy trình này có hiệu lực đầy đủ với minh chứng cho khả năng bảo vệ da toàn diện hơn khỏi tác hại của tia UVA và cả UVB dưới ánh nắng mặt trời.

KCN Sun 360 Cream Sensitive Body + Face chứa chỉ số SPF 50+, chống nắng với độ quang phổ rộng, khả năng chịu nước, không gây bết dính, bảo vệ da khỏi tác hại từ ánh nắng mặt trời và môi trường

WATER/SWEAT-RESISTANT “Có khả năng chịu nước”

“Water-resistant” là cụm từ mô tả khả năng chịu nước của sản phẩm đó trong một khoảng thời gian nhất định được ghi chú ngay trên bao bì. Thời gian chịu nước của các sản phẩm chống nắng thường nằm trong khoảng 40 – 80 phút (hoặc hơn tùy thương hiệu), bao gồm khả năng sản phẩm cố định vị trí không bị trôi khi tiếp xúc với môi trường nước hay mồ hôi.

Theo chỉ định của FDA: không có loại KCN nào có thể khẳng định khả năng chống thấm nước “waterproof” nhưng chịu nước “Water-resistant” thì hoàn toàn có khả năng.

ANTIOXIDANTS “Chất chống oxy hóa”

Nếu bạn tìm thấy cụm từ “Antioxidants” trên bao bì KCN thì đây là dấu hiệu của hãng cho bạn biết đây là một sản phẩm có chứa các chất chống oxi hóa giúp trung hòa các gốc tự do “Free Radicals”, bảo vệ da, ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa.

NON-COMEDOGENIC

“Non-comedogenic” được xem là một cụm từ đồng nghĩa với “dành cho da dầu, da mụn” của một sản phẩm. Nói một cách khác, khái niệm Non-comedogenic trong các sản phẩm chống nắng dùng để chỉ các sản phẩm không có chứa các thành phần gây mụn và làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Với những bạn sở hữu da dầu, mụn có thể xem đây là những gợi ý đáng tham khảo.

KCN Sun 360 Brightening Cream Face của Oriflame chứa chỉ số SPF 30, với độ quang phổ rộng, bảo vệ da tối ưu, không gây mụn, không nhờn rít, không chứa hương liệu, đặc biệt chứa thành phần Niacinamide giúp làm sáng da.

Ngoài những thuật ngữ nêu trên, hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều loại KCN có bổ sung các thành phần đặc trưng riêng nhằm dưỡng da, và bảo vệ da tối ưu. Điển hình như sản phẩm Sun 360 của Oriflame có chứa Vitamin E, chiết xuất Dâu Mây và cây Bông vải Thụy Điển mang đến khả năng dưỡng ẩm, nuôi dưỡng, ngăn ngừa lão hóa. Đặc biệt với sản phẩm Sun 360 Brightening Cream Face SPF30 High còn có chứa thành phần Vitamin B (niacinamide) góp phần bảo vệ da khỏi tình trạng gia tăng sắc tố, dưỡng sáng, mang lại làn da sáng mịn, rạng rỡ hơn.

Với những thông tin cơ bản trên, mong rằng bạn sẽ có thêm các kiến thức và cơ sở để lựa chọn được sản phẩm KCN phù hợp với bạn nhất nhé!

TGTD