Hơn cả hạnh phúc

Tự cổ chí kim, thứ mà con người ta khao khát và truy cầu nhiều nhất chính là hạnh phúc. Tuy nhiên, thứ mà con người không có được nhất cũng chính là hạnh phúc. Bởi vì chúng ta là kết quả của chọn lọc tự nhiên, thứ không ‘quan tâm’ đến hạnh phúc của chúng ta, mà chỉ quan tâm tới thành công của việc duy trì nòi giống: chúng ta tiến hóa để tồn tại và sinh sản, chứ không phải để hạnh phúc. Vậy thì, ta cần phải giải quyết vấn đề nghiêm trọng này như thế nào đây?

Trước tiên, hãy làm rõ hơn về “hạnh phúc”. Có một loại niềm vui mà các nhà Khắc kỷ và các Phật tử đều tán thành, được biết tới như một trạng thái cảm xúc “không bao giờ chấm dứt hay chuyển sang trạng thái ngược lại.” Ta chỉ có thể thấy được điều này khi cảm nhận về một điều thực sự tốt đẹp, đó là đức hạnh: “niềm vui phát sinh từ chính mình thì đáng tin cậy và mạnh mẽ; nó lớn lên; nó ở bên ta cho đến lúc cuối cùng”.

Cảm giác này có thể gọi tên là “HƠN CẢ HẠNH PHÚC”

Trong cuốn sách đặc biệt này, bạn sẽ nhận thấy những nét tương đồng giữa chủ nghĩa Khắc kỷ và đạo Phật. Tác giả cuốn sách đi sâu vào phân tích cả hai triết lý, đặc biệt là những yếu tố phù hợp với thời đại ngày nay và những yếu tố có khả năng tạo ra tác động lớn nhất đến cách chúng ta sống.

Thông qua “Hơn cả hạnh phúc”, Macaro định hình lại “cuộc sống tốt đẹp” giúp bạn đọc nhìn nhận thế giới đúng với bản chất của nó và hiểu ra mục tiêu sau cùng mà chúng ta hướng đến còn lớn lao hơn cả hạnh phúc, đó là: “sống có đạo đức và trân trọng những điều đúng đắn trong cuộc sống.”

Bạn có thể là một nhà Khắc kỷ, cũng có thể là một người đang thực hành Phật pháp để ứng dụng vào cuộc sống thường nhật… Dù bạn có là ai đi chăng nữa, cuốn sách với những góc nhìn đa chiều này sẽ thay đổi, giúp bạn có một cuộc sống thực sự hạnh phúc và trọn vẹn.

Ngoài phiên bản bìa mềm của cuốn sách. “Hơn cả hạnh phúc” còn được ra mắt với phiên bản đặc biệt:
– Ấn bản đặc biệt mừng sinh nhật tuổi 16 của Thái Hà Books
– Phiên bản bìa cứng được bọc bởi áo bìa vải canvas cao cấp
– Áo bìa vải được thêu chữ nổi bằng công nghệ hiện đại

Lược trích nội dung sách:

Đạo Phật và chủ nghĩa Khắc kỷ nói gì khi nói về Đau Khổ

Đứng trước khổ đau, chủ nghĩa Khắc kỷ và đạo Phật  không hứa hẹn về một thế giới bên kia hạnh phúc mà cả hai trường phái đều đặt ra mối nghi ngờ sâu sắc đối với cám dỗ thỏa mãn trong những hành vi và của cải vật chất trần thế.

Góc nhìn của đạo Phật

Đạo Phật chia nhỏ trải nghiệm của chúng ta thành một danh sách toàn diện gồm năm uẩn (sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn). Với mỗi điều này, Đức Phật luôn đặt ra câu hỏi rằng sự kiện ấy thường hằng hay chỉ là tạm thời.

Câu trả lời là cả năm “uẩn” này đều là thường hằng và đều là đối tượng của khổ. Do vậy không điều nào trong số đó có thể gọi là bản ngã.

Góc nhìn của chủ nghĩa Khắc kỷ

Chủ nghĩa Khắc kỷ cũng thể hiện sự nhạy cảm sâu sắc đối với thân phận con người. Cuộc sống thật ngắn ngủi, chúng ta không thể kiểm soát được nhiều điều xảy ra với mình, và cái chết luôn rình rập mọi người. Khi cái chết xảy ra, khối vật chất được sắp xếp tạm thời mà chúng ta đã từng là sẽ tan ra và biến mất.

Chủ nghĩa Khắc kỷ khuyên chúng ta hãy đối mặt với những sự thật không thể tránh khỏi của đời sống với một tinh thần đúng đắn.

Kết luận

Tựu chung lại, nỗi thống khổ là thật và nó không bỏ qua bất kỳ ai trong chúng ta. Đời là vô thường như chân lý bất di bất dịch của cuộc sống. Đạo Phật và chủ nghĩa Khắc kỷ đã đúng đắn khi thu hút sự chú ý của chúng ta vào chuyện này và làm cho nó trở nên sinh động, thúc giục chúng ta hãy đón nhận nó một cách nghiêm túc để phản ứng thích hợp.

TGTD