Khi thầy thuốc bị stress là vấn đề gai góc và “nóng” của ngành y mà Hội Quán Các Bà Mẹ và tạp chí OneHealth đưa vào buổi tọa đàm đầu Xuân nhân ngày Thầy Thuốc Việt Nam.
Ngay cả bác sĩ cũng stress thì như thế nào?
Th.s BS Nguyễn Lan Hải, mở đầu câu chuyện: Thống kê gần đây của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho thấy một con số đáng giật mình: khoảng 20% dân số thế giới đang bị căng thẳng quá mức trong công việc. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khẳng định stress đang là mối đe dọa lớn nhất cho sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ 21! Tại Việt Nam, số người bị stress trên cả nước ước chừng hơn 52%.
BS Nguyễn Lan Hải trò chuyện cùng mọi người tại buổi giao lưu.
Stress không phải là bệnh mà là tình trạng cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng quá độ, phải tìm đến thầy thuốc. Vậy chứ người ngành Y có bị sì-trét không? Stress có làm ảnh hưởng mối quan hệ thầy thuốc với bệnh nhân? Thái độ, cách hành xử của người bệnh và người nhà bệnh nhân có phải là một nguyên nhân khiến bác sĩ bị sì-trét thậm chí dẫn đến chuyện bạo hành nhân viên y tế? Chúng ta phải làm gì để cải thiện mối quan hệ thầy thuốc với bệnh nhân? Liệu “dao sắc có gọt được chuôi”?…
BS Đỗ Hồng Ngọc trò chuyện trực tiếp cùng người tham dự.
Câu hỏi này đã được nhiều người tham dự trực tiếp và theo dõi qua mạng internet trao đổi khá nhiều. Theo Th.s BS Nguyễn Lan Hải: Nhiều lý do dẫn tới stress, trong đó có áp lực công việc. Và stress cũng có loại tích cực (Stress dương) và loại tiêu cực (Stress âm). Hiện nay xảy ra nhiều vụ xung đột giữa người nhà bệnh nhân với nhân viên y tế, các bác sĩ bị stress… Vậy phải làm gì để giải tỏa căng thẳng? Tâm trạng bồn chồn “mất ăn mất ngủ” của người đang yêu hoặc người “lơ lửng trên 9 tầng mây” khi mới đạt thành tích sau kỳ thi là stress “dương”.
Dưới đây là những vấn đề được đưa ra trong buổi giao lưu do bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, Th.s, B.s Nguyễn Lan Hải chủ trì, do Hội Quán Các Bà Mẹ cùng OneHealth tổ chức nhân kỷ niệm Ngày thầy thuốc Việt Nam (27-2).
Những vấn đề nhỏ nhặt trong cuộc sống đều khiến chúng ta trở nên trầm cảm, vì vậy đừng coi thường bất cứ vấn đề nào nếu như nó chưa được giải quyết.
Chị Lan Ngọc ý kiến : “Cực chẳng đã người ta mới phải vào bệnh viện, đi kèm bệnh tật là những lo âu, bất ổn về thể chất, gánh nặng tài chính và bất an về tâm trí”. Còn Bác sĩ Nguyễn Lan Hải cho biết: “Nếu đã có lần bất đắc dĩ đóng vai bệnh nhân vào bệnh viện cấp cứu là thấm đòn ngay! Mong những cuộc trao đổi như vậy được mở rộng, kéo gần hơn cái nhìn trắc ẩn của người nhà bệnh nhân và thầy thuốc, từ đó cải thiện được mối quan hệ lẽ ra phải rất chặt chẽ này.”
Chị Thuy Huynh nêu quan điểm: “Để giảm stress cho bác sĩ thì bản thân người bệnh phải hợp tác tốt vớibác sĩ, khai đúng, khai thật triệu chứng bệnh, tuân thủ liệu trình điều trị… và thái độ của bệnh nhân cũng là một trong những nguyên nhân gây ra stress cho bác sĩ.”
Phải tôn trọng và thấu cảm lẫn nhau.
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, nguyên Giám đốc Trung tâm truyền thông – giáo dục sức khỏe TP.HCM, kể một câu chuyện mà ông biết đến. Đó là một bé gái 16 tuổi bị nổi mụn đầy mặt, tới gặp bác sĩ da liễu nhưng vị bác sĩ đó chỉ hỏi vài câu qua loa rồi đưa toa thuốc. Bé gái ra về trong tâm trạng lo âu, bức xúc chất chứa, thậm chí có ý định tự tử.
BS Đỗ Hồng Ngọc và Th.s, B.s Nguyễn Lan Hải cùng giao lưu với mọi người.
Ảnh: Hoàng Long
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc phân tích rằng tâm lí bệnh nhân thì luôn trong trạng thái lo âu, căng thẳng, còn ở khía cạnh bác sĩ thì ngày ngày đều tiếp xúc với bệnh nhân, với bệnh tật nên có thái độ thản nhiên, “chai lì”. Chính điều này khiến cho hai bên xung đột. Nếu được bác sĩ cùng chia sẻ thì tâm lí của bệnh nhân sẽ ổn định, bình tĩnh hơn nhiều.
“Việc bác sĩ bị hành hung xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước khá văn minh. Không chỉ bị đe dọa bằng vũ lực mà mà bác sĩ còn bị ảnh hưởng về mặt tinh thần từ sự xúc phạm bởi lời nói, thái độ của người nhà bệnh nhân…” – Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc nói thêm.
Th.s, B.s Nguyễn Lan Hải nhìn nhận rằng dù là một bác sĩ thì bà vẫn gặp stress. “Stress đến với tôi là từ những người thân yêu hoặc từ bệnh nhân, những người quát nạt hoặc biếu quà cho tôi như một sự đòi hỏi ưu tiên phục vụ”, bà chân thành chia sẻ.
Để hạn chế những mâu thuẫn, xung đột như trên, BS Đỗ Hồng Ngọc cho rằng có ba nguyên tắc cần được áp dụng trong quá trình khám chữa bệnh. Thứ nhất, đó là sự tôn trọng bệnh nhân. “Khi tiếp xúc bệnh nhân là gái mại dâm, mình cũng tôn trọng họ như đối với bệnh nhân là hoa hậu. Nếu không tôn trọng người ta thì sẽ không truyền thông được” – BS Ngọc nói. Thứ hai, chính là sự chân thành của bác sĩ đối với bệnh nhân của mình. Cuối cùng, đó là sự thấu cảm, đặt mình vào vị trí bệnh nhân để hiểu rõ ngọn ngành nỗi đau khổ của họ. BS Đỗ Hồng Ngọc cho hay những lúc căng thẳng, ông uống cà phê với bạn bè, đọc sách, xem phim, làm thơ hoặc chuyển âu lo sang một hướng khác tích cực hơn…
Đối với thầy thuốc cũng sẽ có những phương pháp riêng giúp họ cân bằng tâm lí khi tiếp xúc nhiều với bệnh nhân.
Cũng theo BS Ngọc, hiện nay có xu hướng sử dụng thiền cho những y, bác sĩ để tâm họ thanh tịnh, ổn định, từ đó giúp giảm bớt những sai lầm do căng thẳng, giảm tỷ lệ xung đột với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân… Ông cũng cho rằng, những trường y nên giảng dạy về thiền học. “Còn sống, còn yêu, còn phấn đấu là còn stress”. Trong buổi giao lưu, một người đã đặt câu hỏi: “BS Đỗ Hồng Ngọc, BS Nguyễn Lan Hải có hay gặp stress không? Nếu có, các bác sĩ làm gì để xả stress?”.
Theo Th.s, B.s Nguyễn Lan Hải (thành viên ban cố vấn Hội quán các bà mẹ), stress không phải là bệnh mà là tình trạng cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng quá độ, phải tìm đến thầy thuốc.
Thống kê của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho thấy, hiện có khoảng 20% dân số thế giới đang bị căng thẳng quá mức trong công việc. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khẳng định, stress đang là mối đe dọa lớn nhất cho sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ 21. Tại Việt Nam, số người bị stress trên cả nước khoảng hơn 52%. Nhưng bà khẳng định rằng stress cũng có những cái lợi, giúp cho cuộc sống bớt tẻ nhạt nếu như cá nhân mỗi người sau đó tìm được sự cân bằng của riêng mình.
Đông đảo người nghe cùng đến tham gia, đặt câu hỏi trong buổi trò chuyện.
“Stress nhắc nhở mỗi người phải biết chăm sóc sức khỏe, cảm xúc và tinh thần. Chúng ta cần suy nghĩ tích cực rằng còn sống, còn yêu, còn phấn đấu là còn stress. Mình không thể tránh được stress, cho nên tôi chọn cách chấp nhận, đón nhận và vui nhận đối với stress”, bác sĩ Lan Hải nói. Cho rằng vấn đề xung đột giữa nhân viên y tế với người nhà bệnh nhân là vấn đề thời sự đang rất được dư luận quan tâm, anh Phó Đức Huỳnh (thuộc Câu lạc bộ Quản lý chất lượng và an toàn người bệnh tại TP.HCM) băn khoăn những vụ việc này, truyền thông đưa tin rất nhanh. Trong khi đó, bệnh nhân tri ân bác sĩ thì không được nhắc tới, coi như chuyện bình thường. “Chúng ta cần làm gì để thay đổi thực trạng này?” – anh đặt vấn đề.
Chị Thanh Thúy-Hội Trưởng Hội Quán Các Bà Mẹ đang đứng chia sẻ thêm cho người tham dự.
Chị Thanh Thúy- Hội Trưởng Hội Quán Các Bà Mẹ chia sẻ thêm về một nguồn hướng dẫn thông tin có tính ứng dụng cao và đáng tin cậy dành cho nhiều gia đình có thể sử dụng: DR.OH – Bác Sĩ Nhà Tôi. Ứng dụng được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ 4.0, áp dụng những vấn đề thực tiễn trong việc tạo ra các giá trị quan trọng cho ngành y, Dr. OH – Bác Sĩ Nhà Tôi sẽ giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe bản thân mọi lúc mọi nơi. Đây là một ứng dụng giúp người dùng dễ dàng gọi và tư vấn Bác sĩ, giải đáp nỗi lo lắng, thắc mắc kịp thời về sức khoẻ.
Hãy là những người phụ nữ vui vẻ trong cuộc sống của mình.
Ứng dụng cho phép bạn tự do hỏi đáp tất cả các thắc mắc về sức khỏe, cách phòng ngừa bệnh, cách chữa trị bệnh… Bên cạnh đó, người dùng có thể nhắn tin chat, video call cùng bác sĩ mọi lúc mọi nơi. Người dùng có thể tương tác với Bác sĩ và người dùng khác trên trang mạng xã hội DR.OH. Ngoài ra, Dr. OH – Bác Sĩ Nhà Tôi còn có nhiều tính năng quan trọng khác như theo dõi tình trạng sức khỏe, đặt lịch hẹn khám chữa bệnh tại nhà, giúp khách hàng chăm sóc sức khoẻ cho gia đình toàn diện thông qua các dịch vụ khám tại nhà, tầm soát ung thư mà không cần chờ đợi với đội ngũ bác sĩ đầu nghành.
Chỉ cần một cú chạm tay, bạn có thể gặp các Bác sĩ chuyên khoa đầu ngành 24/7 mà không cần phải đến bệnh viện chờ đợi như truyền thống. Ứng dụng được cung cấp miễn phí trên Google Play (Android) và App Store (iOS).
Chăm sóc sức khỏe qua từng các chạm tay.
Lan Lan