Doanh nghiệp Trung Quốc bắt chước Apple, nỗ lực giành thị phần

Trải qua hàng loạt khó khăn, doanh nghiệp Trung Quốc muốn sử dụng mô hình kinh doanh tương tự Apple để lấy lại vị trí “ông hoàng” smartphone tại xử sở 1,4 tỷ dân.

Trước đây, Xiaomi từng được biết đến là doanh nghiệp tiên phong trong mô hình bán hàng siêu nhanh trên mạng, điều này giúp Xiaomi trở thành Startup giá trị nhất châu Á. Tuy nhiên khó khăn lại nối đuôi nhau đến với doanh nghiệp Trung Quốc, do vậy doanh nghiệp muốn quay lại mô hình kinh doanh truyền thống.

Sau khi doanh thu không đến như kỳ vọng, doanh nghiệp đang trải qua cuộc chuyển đổi lớn và muốn xây 1.000 Mi Home – cửa hàng bán lẻ tương tự Apple Store. Dự kiến đến năm 2019, con số này sẽ gấp đôi số cửa hàng của Apple trên toàn cầu.

Xiaomi mong muốn đưa thương hiệu đến gần khách hàng hơn thông qua các cửa hàng để khách hàng trải nghiệm. Tuy nhiên điều này có vẻ như không hề dễ dàng khi giá nhân công và thuê nhà đang tăng mạnh, trong khi những đối thủ của hãng như Huawei, Opple, Vivo lại đang chiếm được những vị trí đẹp nhớ ký thỏa thuận với hàng trăm nghìn đại lý.

Cách đây 7 năm, Xiaomi ra đời với kỳ vọng bỏ qua mô hình bán lẻ kiểu cũ, ưu tiên chiến dịch trực tuyến và đã tạo ra cơn sốt tại các thành phố lớn. Đến năm 2014, dường như doanh nghiệp smartphone Trung Quốc đã đi đúng hướng khi vươn lên đứng đầu thị trường Smartphone xứ Trung và được định giá 45 tỷ USD. Một số người rộng rãi đánh giá nhà sáng lập Xiaomi – ông Lei Jun như Steve Jobs Trung Quốc.

Tuy nhiên đúng như quy luật của thị trường, thị trường lúc này bắt đầu bão hòa, Xiaomi lại không được nhiều khách hàng xa trung tâm biết đến. Lúc đó, Oppo, Vivo vùng lại giành thị phần. Ban đầu, Mi Home không được xem như một cửa hàng, người ta chỉ biết đến nó như một trung tâm dịch vụ, mọi người đến xếp hàng để sửa chữa hoặc mua điện thoại đã đặt trước trên mạng.

Xiaomi tập trung bán lẻ tại các thành phố ven biển và trung tâm tỉnh. Tuy những nơi này không đông đúc như Bắc Kinh hay Thượng Hải nhưng vẫn có đến hàng triệu người dân sinh sống, quá trình đô thị hóa tiếp tục được thực hiện khiến dân cư những nơi này trở nên ngày càng đông đúc. Doanh nghiệp kinh doanh smartphone Trung Quốc lại tiếp tục mở rộng tầm ảnh hưởng sang thị trường thế giới, bắt đầu từ các cửa hàng tại Nga, Ấn độ…

Hiện nay Xiaomi thu hút khá nhiều đối tượng khách hàng, như sinh viên, người lao động nhập cư…Khá nhiều khách hàng nhận định rằng nó tương đối giống với Apple Store, từ những nội thất trang trí.

Đến nay, Xiaomi có khoảng 100 điểm. Giá thuê những điểm đắt địa lại không hề rẻ. Được biết mỗi m2 tại các vị trí đẹp nhất của trung tâm thương mại có giá thuê là 600 tệ, Xiaomi đang trả khoảng 450 tệ cho mỗi cửa hàng đặt tài vùng Thiên An, Sơ Đông. Một số nơi còn đòi trích hoa hồng từ doanh thu thay cho tiền thuê hàng tháng, những nơi đông đúc tỷ lệ hoa hồng có thể là 15% hoặc hơn.

Với những nỗ lực bỏ ra, tất nhiên Xiaomi đang kỳ vọng nhận được một kết quả xứng đáng. Nhà đồng sáng lập Xiaomi – LinBin cho biết doanh thu tại một chi nhánh rộng 260m2 ở Bắc Kinh đã vượt qua 10 tỷ tệ trong tháng vừa qua. Mục tiêu của công ty là mỗi cửa hàng sẽ thu về trung bình 70 triệu tệ mỗi năm.

Quý I năm nay, công ty đã rơi xuống vị trí thứ 5 trong danh sách các thương hiệu Smartphone hàng đầu Trung Quốc, doanh số “ì ạch”, chưa đến một nửa Oppo, Huawei. Tuy nhiên hãng này vẫn đang nỗ lực thu hẹp khoảng cách trên phạm vi thế giới, khiến đối thủ không thể xem thường.

Theo Doanhnghiepdoanhnhan.vn