Cụ ông U80 và 7 triết lý nhân sinh đáng suy ngẫm: Cuộc đời vô thường, chúng ta phải biết yêu thương chính mình!

Ở độ tuổi gần vượt ngưỡng “thất thập cổ lai hy”, nhìn lại quãng đường mình đi qua với nhiều thăng trầm, thậm chí là từng bị chẩn đoán mắc hai căn bệnh ung thư, ông Peter Buckman đã đúc kết được 7 triết lý quan trọng về thành công, tiền bạc và hạnh phúc.

78 tuổi – cái tuổi gần đất xa trời mà hầu hết các cụ đều dành phần lớn thời gian bên gia đình, con cháu, cũng như là cho phép bản thân mình nghỉ ngơi sau hàng chục năm cống hiến và lao động miệt mài. Tuy nhiên, cái gì cũng có ngoại lệ, chẳng hạn như nhà văn Peter Buckman.

Cụ Peter Buckman cho biết, ở tuổi 78, cụ chưa bao giờ nghĩ đến việc nghỉ hưu, thay vào đó, cụ vẫn sẽ tiếp tục nối dài những ước mơ và thực hiện công việc dang dở của mình.

Artboard 2 (1)
Và ở độ tuổi gần vượt ngưỡng “thất thập cổ lai hy”, nhìn lại quãng đường mình đi qua với nhiều thăng trầm, thậm chí là từng bị chẩn đoán mắc hai căn bệnh ung thư, cụ Peter Buckman đã học được 9 bài học quan trọng về thành công, tiền bạc và hạnh phúc.

Cụ hy vọng, 9 điều cụ chia sẻ dưới đây sẽ có ích cho những ai đang loay hoay trong chính cuộc đời mình: không phương hướng, không đam mê, không tình yêu, không hy vọng.

Hãy tử tế với chính mình

Người trẻ ngày nay dường như đang sống một cuộc đời quá lệ thuộc vào những mong muốn của người khác. Họ cố gắng làm hài lòng người xung quanh đến mức quên đi việc phải đối xử tử tế với chính mình. Để rồi một lúc nào đó, khi chợt nhận ra mình quá tệ bạc với bản thân, quay đầu nhìn lại thì tất cả đều đã muộn màng.

Artboard 1 (1)

Khoảnh khắc biết rằng tình hình không thể được cứu vãn, thời gian không thể quay trở lại, họ tan vỡ, suy sụp và gần như rơi vào tuyệt vọng, lực bất tòng tâm.

Để tránh trường hợp đó, không cách gì khác, ngay từ bây giờ chúng ta phải học cách đối xử tốt với bản thân mình. Điều này không có nghĩa là nuông chiều bản thân quá mức. Ngoài tự thưởng cho bản thân khi đạt được điều gì đó ngoài mong đợi thì an ủi bản thân khi gặp bất trắc, nhắc nhở bản thân khi phạm sai lầm,… cũng là một hành vi tử tế giúp bản thân mỗi người hoàn hảo hơn.

Đừng nghĩ tiền là lý do duy nhất làm bạn hạnh phúc

Tiền vô cùng cần thiết, giúp mỗi cá nhân có được một cuộc sống đủ đầy, vừa vặn. Nó có thể làm bạn hạnh phúc, nhưng loại hạnh phúc này thực sự chẳng quá lớn lao. Khi sống đủ một số năm nhất định, bạn sẽ hiểu ra điều này.

Artboard 1 copy 8

Vậy nên, dù bạn chưa nhân ra nhưng lời khuyên này sẽ không thừa đâu: Đừng lao đầu vào công cuộc kiếm tiền, để rồi một mai bản thân chúng ta không có đủ hạnh phúc. Thay vào đó, hãy dành thời gian vun vén cho những giá trị khác có ý nghĩa hơn như các mối quan hệ xung quanh, niềm đam mê, sở thích cá nhân, tình yêu và sức khỏe của chính mình.

Không bao giờ là quá già hoặc quá trẻ để phạm sai lầm

Sai lầm là thứ không ai muốn trong cuộc đời mình, nhưng có thể các bạn không nhận ra, sai làm là một minh chứng cho sự quyết liệt, tinh thần hiếu tri và lòng đam mê của mỗi con người. Mỗi sai lầm đều có ý nghĩa riêng của nó, chúng giúp các bạn trưởng thành hơn, hoàn thiện hơn và tuyệt vời hơn bao giờ hết. Những người tài giỏi nhất trên thế giới này, bất kể lĩnh vực gì, họ đều là những người có những vết sẹo sai lầm nhiều hơn bất kỳ ai.

Artboard 1 copy 9

Vì vậy, hãy cứ bước tiếp đi trên con đường mình chọn, tuổi tác không quan trọng, sai lầm hay nỗi đau không quan trọng, quan trọng là đừng hèn nhát và tự nhốt mình trong vùng an toàn của bản thân. Cuộc đời như vậy mới đáng sống, ngưng hiếu kỳ với cuộc đời thì có khác gì chết đâu.

“Nghỉ hưu” là một thuật ngữ vô nghĩa

Trong một thế giới mà ai ai cũng ao ước được nghỉ hưu sớm thì câu nói bên trên thật sự khá điên rồ. Nhưng nghĩ lại mà xem, mọi người thường cho rằng, nghỉ hưu là được tự do tự tại, chỉ ăn và ngủ và tận hưởng và… chờ chết. Thật sự sai lầm, thật sự vô nghĩa.

Như đã nói bên trên, khi ngưng hiếu kỳ với cuộc đời thì bạn chẳng khác nào chết đi cả, thế giới rộng lớn bao la, có những thứ bạn học cả đời mà vẫn không tài nào hiểu được, vì vậy tại sao lại chọn nghỉ hưu?

Artboard 1 copy 10

Ý nói ở đây, là dù bạn rời bỏ công việc toàn thời gian của mình vào tuổi 50, bạn vẫn có thể tiếp tục học hỏi hay dấn thân vào một lĩnh vực nào đó khác. Bạn có thể trở thành một bậc thầy về trồng hoa, một bậc thầy trong lĩnh vực thiết kế các khu vườn Nhật Bản, hoặc bậc thầy trong việc kinh doanh nho nhỏ gì đó,… Hãy tiếp tục hiếu tri, hiếu kỳ với cuộc đời, đừng chọn nghỉ hưu để rồi trượt dài trên triền dốc phía bên kia cuộc đời một cách thật vô nghĩa.

Cứ tham vọng đi để có động lực trên con đường chinh phục ước mơ

Đừng hiểu lầm giữa tham vọng và tham lam, hai từ này tưởng một mà là hai và tham vọng là thứ rất cần thiết cho cuộc đời bạn, ít nhất là trên chuyến hành trình chinh phục ước mơ của mỗi người. Nếu bạn không có thứ gì đó để nhắm đến, bạn có nguy cơ chán, và sự nhàm chán có thể phá hủy bạn, khi đó tham vọng chính là động lực để bạn tiếp bước.

Ví dụ như trong môi trường công sở, ở khía cạnh nào đó, một nhân viên tham vọng được ngồi vào vị trí của sếp mình cũng là một điều hay. Khi ấy, anh/cô ta sẽ tìm mọi cách trau dồi bản thân, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, từng bước nhích gần hơn đến vị trí mà mình ước ao.

Artboard 1 copy 11

Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt, và tham vọng cũng thế. Chúng ta chỉ nên tham vọng những thứ mà khả năng của mình có thể đạt được, đừng tham vọng viễn vong để rồi vô tình biến chính mình thành một người trên mây.

Đối mặt với mọi sự thay đổi trong đời

Theo quan niệm phương Đông, cuộc đời vốn vô thường, chúng thiên biến vạn hóa mà mỗi người không thể nào có thể kiểm soát được. Vậy nên, hãy chuẩn bị tinh thần cho mọi sự thay đổi, vững tâm cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra: bạn bị tai nạn, bị chẩn đoán bệnh ung thư, bị đuổi việc, bạn thân qua đời, phá sản, từ độc lập trở nên phụ thuộc, ly hôn,…

Artboard 1 copy 12

Chỉ khi có sự chuẩn bị, bạn mới có đủ sức mạnh khi những điều tồi tệ ấy xảy ra. Và nếu chúng không xảy ra, bạn cũng dễ dàng vượt qua được những sự thay đổi nhỏ bé khác trong đời (vì trường hợp xấu nhất bạn cũng đã lường trước được rồi cơ mà).

Đối mặt với sự thay đổi và thanh thản chấp nhận nó như là một phần của cuộc sống, sẽ giúp bạn thích nghi được với mọi hoàn cảnh sống, mọi công việc mình làm. Bạn cũng khoan dung hơn và có trách nhiệm hơn.

Đừng trở thành một kẻ đạo đức giả với chính mình

Câu nói trên có thể hơi nặng lời, nhưng thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng, đôi khi bạn phải nghiêm khắc chỉ trích chính mình mới có thể giúp bản thân hoàn hảo hơn.

Và đạo đức giả với chính mình ở đây không phải là bạn bạn nói với một diễn viên rằng họ thật tuyệt vời khi họ diễn thật tồi tệ, hoặc khi bạn nói với một người bạn, họ trông thật tuyệt vời khi họ bị bệnh chết người. Đó là chỉ cách cư xử đúng mực.

Artboard 1 copy 13

Mà đạo đức giả với chính mình là khi bạn hứa sẽ đi gặp một người mà bạn không muốn hoặc không có ý định đến thăm; khi bạn nói rằng bạn thích ăn trưa với người mà bạn đã có né tránh thành công trong nhiều tháng.

Những kiểu giả lả, thảo mai, lừa dối bản thân như thế chỉ khiến tinh thần bạn dễ bị lệ thuộc vào người khác, không có chính kiến riêng và nhanh chóng thôi, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi vì không sống đúng với bản ngã của mình, thay vào đó chỉ sống dựa trên nét mặt của người khác.

Nguồn: http://helino.ttvn.vn

http://helino.ttvn.vn/helino/cu-ong-u80-va-7-triet-ly-nhan-sinh-dang-suy-ngam-cuoc-doi-vo-thuong-chung-ta-phai-biet-yeu-thuong-chinh-minh-222019199135947131.htm