Bài học môi trường

Có thể mọi so sánh đều khập khiễng, nhưng điều ta cần là không để lặp lại những câu chuyện buồn về môi trường. Người dân đầu tiên vẫn đòi hỏi sự chủ động tôn trọng, tuân thủ chặt chẽ các điều luật về môi trường cũng như an toàn sản xuất của các nhà máy không chỉ về lý thuyết.

Dùng công nghệ gì để bảo vệ môi trường thế giới?

“Sao các cậu lại gặp nhiều vấn đề về môi trường như vậy? 20 năm trước, tôi cũng gặp một học viên người Việt Nam với cùng những vấn đề môi trường như anh vừa nêu?” – vị giáo sư người Nhật hỏi tôi.

Trong bảo tàng Minamata, tôi ám ảnh nhất bởi hai bức ảnh cạnh nhau. Người đàn ông ngồi thẫn thờ, bất lực ôm đầu trước bậu cửa rách nát. Bức bên cạnh chụp một phụ nữ với khuôn mặt vô hồn. Trên đùi cô, một đứa trẻ trông cũng không cảm xúc. Dưới chân cô, đứa trẻ khác lớn hơn đang bò, nụ cười ngô nghê ngây dại dù đã khoảng 7 tuổi. Người đàn ông là ngư dân đang tuyệt vọng vì bị cấm đánh bắt hải sản. Ba mẹ con kia là một gia đình khác, hai đứa bé vừa bị bại liệt vừa bại não.

Gần đó, một hòm kính lạnh ngắt kích thước 70x70x22 cm ăm ắp kháng sinh và thuốc giảm đau. Đó là lượng thuốc cần để giúp một bệnh nhân Minamata bớt thống khổ trong 6 tháng, trước khi họ đi sang một thế giới khác, có lẽ bớt đớn đau hơn.

Bài học môi trường.

Bài học môi trường.

Môi trường ngày càng ô nhiễm, động vật ngày càng ”khốn khổ”

Hai gia đình đó không phải trường hợp duy nhất ở vùng vịnh Minamata này. Minamata thuộc tỉnh Kumamoto, Nhật Bản. Thế mạnh của thành phố là thủy sản và một vài sản phẩm công nghiệp từ các nhà máy trong vùng. Trong giai đoạn Đại nhảy vọt, nước Nhật chuyển mình nhanh chóng và dồn toàn lực cho các ngành công nghiệp như luyện kim, hóa học. Biểu tượng của Minamata là công ty hóa chất Chisso – một trong những công ty lớn nhất nước Nhật bấy giờ – với sản phẩm chủ lực là các loại phân bón hóa học. Trong suốt nhiều năm, nhà máy này đã xả thải trực tiếp ra vịnh Minamata.

Chuyện rẽ hướng kể từ năm 1956, khi nhà máy tăng công suất và sử dụng nguyên liệu methylmercury (một hợp chất của thủy ngân) để sản xuất. Không lâu sau, những ca bệnh đầu tiên xuất hiện tại làng chài ven vịnh. Các triệu chứng giống nhau được bác sĩ ghi nhận gồm: tê liệt chân tay, câm, điếc, co giật, bại não. Bệnh nhân thường chết vài tuần sau khi phát bệnh.

Các bác sĩ và nhà khoa học đã nghi ngờ kim loại nặng là nguyên nhân chính. Họ liên hệ với công ty Chisso, song  phía công ty bác bỏ và đưa ra bằng chứng rằng không liên quan.

Có thể mọi so sánh đều khập khiễng, nhưng điều ta cần là không để lặp lại những câu chuyện buồn về môi trường. Người dân đầu tiên vẫn đòi hỏi sự chủ động tôn trọng, tuân thủ chặt chẽ các điều luật về môi trường cũng như an toàn sản xuất của các nhà máy không chỉ về lý thuyết.

Có thể mọi so sánh đều khập khiễng, nhưng điều ta cần là không để lặp lại những câu chuyện buồn về môi trường. Người dân đầu tiên vẫn đòi hỏi sự chủ động tôn trọng, tuân thủ chặt chẽ các điều luật về môi trường cũng như an toàn sản xuất của các nhà máy không chỉ về lý thuyết.

Dịch giả Đông Phong: “Bảo vệ môi trường là bảo vệ cho bản thân và cho mọi loài”

Thời điểm đó, các phương tiện, công nghệ xét nghiệm còn hạn chế, luật bảo vệ môi trường và ngăn chặn xả thải của Nhật Bản chưa hoàn thiện. Chính quyền chưa có quy định cho phép điều tra cũng như tạm dừng nhà máy hoạt động khi có nghi ngờ. Thành phố chỉ tạm thời đưa ra vài cảnh báo. Mãi sau này, khi đã có rất nhiều ca bệnh, nhà chức trách mới cấm đánh bắt và ăn hải sản trong khu vực vịnh. Và sự cấm cản đó cũng chỉ mang tính hình thức, chưa đủ quyết liệt cần thiết.

Mặt khác, “cánh chim đầu đàn”, “niềm tự hào” của nền công nghiệp nước Nhật – công ty hóa chất Chisso – đang nhận được hậu thuẫn không chỉ của chính quyền mà còn sự ủng hộ của hàng nghìn công nhân và gia đình họ. Việc phanh phui tội ác vô hình đụng rất nhiều ngăn trở.

Tuy vậy, bằng nhiều hình thức đấu tranh: biểu tình và kiện nhà máy ra tòa, tìm bằng chứng từ nguồn nước thải của Chisso, gia đình các nạn nhân cùng với các nhà khoa học tâm huyết từ đại học Kumamoto đã bền bỉ đấu tranh trong suốt 12 năm, từ 1956 cho tới 1968. Sau rất nhiều gian nan, họ chứng minh được sự tồn tại hàm lượng cao bất thường của thủy ngân trong bùn, các loài cá, nhuyễn thể ở trong vịnh và sông – những nơi nhận trực tiếp nước thải từ công ty hóa chất Chisso – cùng sự khủng hoảng sức khỏe dân chúng. Công ty Chisso cuối cùng phải cúi đầu nhận trách nhiệm, chấp nhận mọi phán quyết, đền bù cho các nạn nhân.

hông bao giờ nên đánh đổi môi trường, sức khỏe con người.

hông bao giờ nên đánh đổi môi trường, sức khỏe con người.

Mô hình hay góp phần bảo vệ môi trường

Giáo sư người Nhật của tôi nói rằng, người dân Nhật đã rất xấu hổ. Họ đau đớn và thương cảm cho những nạn nhân còn hơn cả sự tự trọng của bản thân mình. Nên thay vì giấu đi quá khứ đáng chê trách này, họ chọn cách công khai sự việc cho toàn thế giới và giáo dục các thế hệ sau để tránh những thảm họa tương tự.

Cách mà người Nhật đối mặt với thảm họa, một khi họ nhận ra, thực sự khiến tôi khâm phục. Thứ nhất, người dân đã không yêu cầu công ty Chisso đóng cửa. Thay vào đó, họ yêu cầu chính phủ kiện toàn luật bảo vệ môi trường, các công ty phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn, song song đó là bồi thường cho nạn nhân đến hết cuộc đời.

Thứ hai, họ biến ngôi làng đã bị tàn phá bởi căn bệnh Minamata thành biểu tượng – một công viên bảo tàng to lớn và đẹp đẽ. Họ không để hàng trăm nạn nhân bị rơi vào quên lãng mà còn muốn giáo dục cho thế hệ sau về sai lầm và thảm họa đau buồn này. Ở nơi đây hàng năm, lễ kỷ niệm tưởng nhớ các nạn nhân được tổ chức trang trọng với sự tham gia của cả cộng đồng, Nhật Hoàng và các chính khách.

Bất cứ quốc gia nào cũng cần nhà máy, khu công nghiệp để phát triển, nhưng tăng trưởng làm sao để mọi thứ tốt đẹp hơn lại là lựa chọn, dù khó khăn vẫn vạn lần đáng giá.

Bất cứ quốc gia nào cũng cần nhà máy, khu công nghiệp để phát triển, nhưng tăng trưởng làm sao để mọi thứ tốt đẹp hơn lại là lựa chọn, dù khó khăn vẫn vạn lần đáng giá.

Nhìn về vấn đề biến động môi trường từ bán đảo Cà Mau

Có thể mọi so sánh đều khập khiễng, nhưng điều ta cần là không để lặp lại những câu chuyện buồn về môi trường. Người dân đầu tiên vẫn đòi hỏi sự chủ động tôn trọng, tuân thủ chặt chẽ các điều luật về môi trường cũng như an toàn sản xuất của các nhà máy không chỉ về lý thuyết. Bên cạnh đó, vai trò và trách nhiệm của chính quyền, người làm luật và giám sát, tất nhiên là rất lớn.

Sau khi nghe tôi chia sẻ các vấn đề môi trường của Việt Nam, thầy tôi hỏi: “Cậu có biết bao nhiêu phần trăm các doanh nghiệp ở Việt Nam hài lòng với hệ thống luật xả thải của Việt Nam không?”. Rồi ông tự trả lời: “Không đến 5% đâu”. Theo ông, thực ra một số tiêu chuẩn xét cho kim loại nặng trong luật Việt Nam còn nghiêm chặt hơn của Nhật. Nhưng vị giáo sư vẫn không hiểu sao chúng ta lại gặp nhiều vấn đề môi trường lặp đi lặp lại như vậy.

Bất cứ quốc gia nào cũng cần nhà máy, khu công nghiệp để phát triển, nhưng tăng trưởng làm sao để mọi thứ tốt đẹp hơn lại là lựa chọn, dù khó khăn vẫn vạn lần đáng giá. Bài học không chỉ người Nhật mà nhiều nước phát triển vẫn ôn đi ôn lại: không bao giờ nên đánh đổi môi trường, sức khỏe con người với những con số trên báo cáo.

Nguồn : phatgiao.org.vn

https://phatgiao.org.vn/bai-hoc-moi-truong-d42438.html