100 doanh nhân tham gia Cafe doanh nhân lần thứ 41

Ngày 16/3 vừa qua, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM đã tổ chức thành công chương trình Cafe doanh nhân lần thứ 41 với sự tham dự của gần 100 doanh nhân tại khách sạn Rex Nguyễn Huệ.

cafe-doanh-nhan-11

Ông Chu Tiến Dũng phát biểu khai mạc chương trình Café Doanh nhân lần thứ 41.

Chương trình do ông Chu Tiến Dũng – Chủ tịch HUBA chủ trì và ông Trịnh Minh Anh – Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia Hội nhập kinh tế quốc tế – Bộ Công Thương là diễn giả.

cafe-doanh-nhan-10

Diễn giả chương trình là ông Trịnh Minh Anh – Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia Hội nhập kinh tế quốc tế – Bộ Công Thương.

Với chủ đề: “CPTPP và các xu hướng thương mại mới cần quan tâm”, chương trình đã góp phần giúp các doanh nhân định hướng những chiếc lược sắp tới của doanh nghiệp mìn. Chính sự phân tích sâu sắc, đa chiều của diễn giả Trịnh Minh Anh về sự phát triển của các nền kinh tế trong khu vực và thế giới đã giúp các doanh nghiệp nhìn ra những cơ hội để đầu tư và xác định cần chuẩn bị những gì, nên hợp tác, đầu tư, xuất khẩu với những đối tác nào.

 PHU8245

Trong khuôn khổ của chương trình đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM với các đơn vị đối tác.

cafe-doanh-nhan-5

Ông Chu Tiến Dũng và đại diện của Vietravel ký kết hợp tác.

cafe-doanh-nhan-3

Ông Chu Tiến Dũng và đại diện của kênh truyền hình FBNC ký kết hợp tác.

Sau buổi thảo luận hiệp hội và các đại biểu tham dự chúc mừng sinh nhật Ông Chu Tiến Dũng Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM.

cafe-doanh-nhan-2

cafe-doanh-nhan-8

Phó Chủ tịch câu lạc bộ Doanh nhân Thanh Hoá tại TP.HCM – Bà Ngô Thị Tuyến chúc mừng sinh nhật ông Chu Tiến Dũng.

Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên thái Bình Dương (CPTPP) bao gồm 11 nền kinh tế là Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam. Hiệp định này về cơ bản giữ nguyên nội dung của Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng trong bối cảnh mới.

Trong số các nghĩa vụ được tạm hoãn, các nước đồng ý để Việt Nam miễn thực thi một số cam kết quan trọng liên quan đến sở hữu trí tuệ, đầu tư, mua sắm chính phủ, dịch vụ tài chính, viễn thông. Hiệp định bao gồm 30 chương và đề cập đến không chỉ các lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới như thương mại điện tử, dây chuyền cung ứng, doanh nghiệp nhà nước.

CPTPP được coi là một hiệp định thương mại tự do (FTA) tiêu chuẩn cao, không chỉ đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại… mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm chính phủ, doanh nghiệp nhà nước.

Hiệp định này còn đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ. Riêng về mở cửa thị trường, các nước tham gia CPTPP đồng ý xóa bỏ gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình, tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại, bảo đảm sự quản lý của nhà nước, từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp và lợi ích mới cho người tiêu dùng của các nước thành viên.

CPTPP mang lại những lợi ích đáng kể cho các nước thành viên. Hiệp định mở ra một “sân chơi” mới với quy mô thị trường chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm thị trường gần 500 triệu dân.

Với tiêu chuẩn cao và đặt ra những quy định cho các vấn đề phi truyền thống, CPTPP sẽ góp phần quan trọng vào tiến trình tự do hóa thương mại trong khu vực cũng như trên thế giới.

CPTPP khẳng định lại các vấn đề, trong đó nêu rõ các bên tham gia với mục đích tự do hóa thương mại, góp phần nâng cao mức sống, lợi ích người tiêu dùng, giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng bền vững, thắt chặt tình hữu nghị và hợp tác giữa chính phủ và người dân các nước thành viên.

 

( Vanhoadoanhnhan.net.vn )